khop noi mem - Cao su đặc – vật liệu chống rung tối ưu
Cao su đặc là sản phẩm đệm đỡ chống rung được ứng dụng trong các hệ thống vách, trần, sàn phòng thu, phòng hát, hội trường để giảm rung động từ âm thanh; làm vật liệu đệm đỡ chống rung chân các hệ thống máy phát, máy nổ…, giúp máy chạy êm hơn, giảm rung chấn và tránh tương tác trực tiếp với sàn. Cao su đặc còn được ứng dụng nhiều trong công nghiệp chế tạo lốp, làm ray máy quay…
Đặc tính của sản phẩm:
- Độ đàn hồi và độ cứng cao
- Hệ số dẫn nhiệt thấp
- Khả năng chịu lực nén tốt và có khả năng chống nước tốt.
- Hấp thu được tiếng ồn và chống ô xy hóa.
Quy cách sản phẩm:
- Cao su đặc 2ly: khổ 1m x 10m (dạng cuộn)
- Cao su đặc 3ly: khổ 1m x 8m (dạng cuộn)
- Cao su đặc 5ly: khổ 1m x 5.5m (dạng cuộn)
- Cao su đặc 8ly: khổ 1m x 3.5m (dạng tấm)
- Cao su đặc 10ly: khổ 1m x 2.5m (dạng tấm)
- Cao su đặc 15ly: khổ 1m x 2m (dạng tấm)
(các cuộn và tấm cao su đặc đều có khối lượng là 50kg, theo độ dày mỗi loại sẽ có độ dài khác nhau)
Cao su đặc chịu được nhiệt độ trong khoảng từ -30 đến + 250 độ C. Nó chịu được hầu hết các hoá chất lỏng công nghiệp và giữ được lực, cũng như chịu được nhiệt và tính dòn trong việc tiếp xúc lâu dài. Trong cao su đặc có hợp chất FKM là chất nhất của nhiều dung môi, hoá chất mà nhiều vật liệu khác không có. Đặc biệt, cao su đặc còn kháng được hydrocarbon aliphatics và hoá chất khử trùng bằng clo. Khả năng chống axit và kiềm tốt.
Cao su đặc có độ cứng ASTM lên tới D2240 tấn. Độ kéo dài lên tới D412. Màu cơ bản là màu đen. Quý khách có thể đặt hàng với số lượng lớn để có các màu sắc xám, trắng, đỏ, đen… và các kích thước theo yêu cầu.
Phân biệt cao su non, cao su đặc, cao su lưu hóa
Trong lĩnh vực cách nhiệt, cách âm, cao su có những hợp chất được chúng ta chú ý nhiều nhất là cao su non, cao su đặc và cao su lưu hóa. Đây là là một loại vật liệu polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn. Cao su có rất nhiều loại được tổng hợp nên khi thêm các chất phụ gia. Hợp chất cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh nên có khả năng cách nhiệt, cách điện, không tan trong nước. Tuy nhiên, ba loại vật liệu tổng hợp này dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
* Về chất liệu:
- Cao su non – là một dạng cao su tổng hợp không có các chất CFC, HCFC, O.D.P. Thành phần chính của cao su non là cao su nguyên chất được kết hợp với một số hoá chất dẻo để tạo sự đàn hồi cao khi sử dụng.
- Cao su đặc: có hợp chất FKM là chất hợp nhất của nhiều dung môi và hoá chất mà nhiều vật liệu khác không có. Cao su đặc kháng được hydrocarbon aliphatics và hoá chất khử trùng bằng clo.
- Cao su lưu hóa được tạo thành do việc trộn cao su nguyên liệu (chất đàn hồi – elastomer, polyme vô định hình) với các thành phần khác nhau để tạo thành một tổ hợp, sau đó đem lưu hoá để tạo thành cao su.
* Về định dạng:
- Cao su non có các kích thước: dạng tấm (1.3m x 2.4 m) với các độ dày: 5mm, 8mm, 10mm, 20mm. Và cao su non dạng cuộn (1m x 50m) với các độ dày: 2mm, 3mm, 4mm, 5mm.
- Cao su đặc có chung một khối lượng tấm hoặc cuộn là 50kg và khổ 1m. Với độ dày từ 2 mm – 15 mm sẽ cho chiều dài tấm cao su đặc từ 2- 10m.
- Cao su lưu hóa có kích thước dạng cuộn khổ 1m x 10m, với các độ dày từ 10mm, 15mm, 20mm, 25mm, 30mm.
* Về nhận biết bề mặt:
- Cao su non: cao su non sẽ tương tự và khá giống với những loại cao su ở xăm xe đạp, xe máy, ô tô. Cao su non có tính dẻo, mềm, dai, khi bấm tay vào sẽ có độ lún nhẹ. Bề mặt cao su không bóng mịn. Tỷ trọng cao su non ở dạng trung bình.
- Cao su đặc: điểm đầu tiên nhận thấy là một tấm/cuộn cao su đặc khá nặng vì tới 50 kg. Bề mặt cao su đặc bóng láng. Khi bấm tay vào dường như không có độ lún. Cao su đặc khó có thể gấp đôi do độ dẻo thấp.
- Cao su lưu hóa: vì cao su lưu hoá chứa nhiều bong bóng khí nên một cuộn cao su lưu hóa khá nhẹ. Bề mặt ngoài của cao su lưu hóa khá mịn, nhưng mặt cắt ngang của tấm thì chúng ta nhìn thấy rõ các quả bong bóng nhỏ li ti. Khi bấm tay vào tấm cao su lưu hoá sẽ lún xuống còn lại 2/3 độ dày, nhưng khi buông tay, sẽ trở lại định dạng ban đầu.
* Về ứng dụng:
- Cao su non được dùng nhiều trong ứng dụng vách cách âm ở tần số trung bình đến thấp, trải làm thảm tập hay lót dưới nền sàn gỗ.
- Cao su đặc cũng dùng được trong cách âm, nhưng vì giá thành cao nên thường sẽ sử dụng trong cách âm sàn quán bar, vũ trường hay các khán phòng cao cấp. Cao su đặc rất thích hợp với việc kê các chân máy công nghiệp để chống rung cho máy.
- Cao su lưu hóa ứng dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực cách nhiệt, bảo ôn, cách điện và cách âm. Trong cách âm, cao su lưu hóa ứng dụng cách âm chống rung cho tần số thấp nhất, cho trần thạch cao vì chúng nhẹ và tránh được chuột gián.